fbpx

Tin tức

Đo khám mắt Đo khám mắt Đo khám mắt
21 Tháng 5

Bán kính thuốc cũng cần có chuyên môn

Written by 

Bán kính thuốc cũng cần có chuyên môn:

Hiện nay nhân viên ở các cơ sở kinh doanh kính thuốc thường không đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp không thể bù đắp được sự thiếu hụt kiến thức này .Nhất là những kiến thức cơ bản về khúc xạ và sinh lý mắt.

I. Tổng quan về kỹ thuật của ngành kính mắt:

Mắt là một bộ phận rất nhỏ so với toàn bộ cấu trúc của cơ thể nếu so sánh về thể tích, khối lượng nhưng hơn 80% thông tin đến từ thế giới bên ngoài được nhận qua cơ quan này. Về mặt sinh lý học, đây là một trong những cơ quan phức tạp nhất của cơ thể. Trên thế giới, công việc khám và điều trị mắt được phân thành các hướng:

- Bệnh về mắt: Do bác sĩ y khoa chuyên về mắt đảm trách.

- Tật khúc xạ: Do chuyên viên khúc xạ (optician) thực hiện.

Ở các nước phát triển, bác sĩ chuyên khoa mắt được đào tạo hoàn chỉnh cả phần khúc xạ, mặc dù không chuyên sâu nhưng kết quả cũng hoàn toàn chính xác như chuyên viên khúc xạ. Và ngược lại, chuyên viên khúc xạ cũng được trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh lý mắt như bác sĩ nhãn khoa.

Nhưng việc một Bác sĩ chuyên khoa mắt mà lại thực hiện công việc mài lắp kính cho bệnh nhân là bất hợp pháp, thậm chí còn nặng hơn việc một Bác sĩ làm thay việc của Dược sĩ là bán thuốc cho bệnh nhân. Việc này có thể bị thu giấy phép hành nghề vĩnh viễn.

Quang học là một ngành đặc thù với công nghệ được phát triển liên tục về chất liệu, thiết kế quang học, các lớp phủ, các thiết kế của từng loại đa tròng cho từng loại bệnh nhân..... Các kiểu dáng, chất liệu của khung gọng cũng thay đổi cải tiến liên tục. Vì vậy người làm việc cho các tiệm kính cũng phải được đào tạo phát triển thường xuyên để đáp ứng với sự thay đổi của công nghệ cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của bệnh nhân.

Tại Anh, Mỹ và Australia, các trường đào tạo về khúc xạ đã hình thành từ đầu thế kỷ XX, hầu hết trực thuộc viện đại học liên bang, đào tạo chuyên viên khúc xạ cấp thạc sĩ, tiến sĩ, chương trình học trung bình từ 4 đến 6 năm tùy cấp. Ở Pháp và Bỉ, ngành khúc xạ được phân chia thành nhiều cấp đào tạo: thợ lắp ráp tròng kính, nhân viên bán kính, chuyên viên khúc xạ; chương trình học từ 1 năm đến 5 năm. Tại Thụy Sĩ, Áo và Đức lắp ráp tròng và bán kính được gộp thành một chương trình học kéo dài 4 năm bắt buộc và phải thêm 2 năm nữa mới hoàn thành chương trình học về khúc xạ cấp thạc sĩ.

Tại khu vực châu Á, hầu hết các nước phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... đều có trường lớp đào tạo tương đương về ngành khúc xạ. Tại Trung Quốc, trường khúc xạ đã được chính thức thành lập từ hơn 20 năm nay. Toàn bộ chượng trình học, thực tập, thi cử đều được quản lý chặt chẽ bởi các viện đại học hoặc bộ y tế. Các cửa hàng mắt kính, phòng đo khám mắt đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của ngành.

Một cặp kính thuốc chỉnh đúng với tật khúc xạ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính : số đo chính xác, độ tròng kính chính xác và tâm kính chính xác.

Chất lượng của tròng kính:

Đa số tròng kính ở Việt Nam được nhập từ Trung Quốc. Một số công ty tại Việt Nam đã sản xuất các loại tròng khác nhau nhưng vẫn chưa đủ cung cấp cho một thị trường rộng lớn trên toàn quốc. Mặc dù tròng nhập về thường không được sự kiểm tra của những cơ quan chức năng chuyên ngành nhưng theo tính năng của từng loại tròng thì người bán có thể đo được dễ dàng bằng máy đo độ của tròng.

Lắp ráp tròng:

Tâm điểm của tròng kính phải trùng với tâm đồng tử của mắt (trừ một số trường hợp cá biệt liên quan đến độ lăng kính). Hầu hết các máy mài kính tự động hoặc bán tự động đều có độ chính xác cao, ngay cả những máy thế hệ cũ. Người lắp tròng thủ công nếu tay nghề vững thì vẫn đảm bảo tuyệt đối tính chính xác của tâm kính, về mặt thẩm mỹ thì có thể không hoàn hảo như máy được.

Những yếu điểm của máy đo tự động trong quá trình đo khám mắt. Nó được sử dụng rộng rãi trên thế giới với độ chính xác tốt, nhưng không bao giờ có thể thay thế được một chuyên viên khúc xạ.

Sự khác biệt về kết quả trong các lần đo khác nhau khoảng 0.25 độ (cận, viễn, loạn) là có thể chấp nhận được, còn nếu hơn nữa thì phải xem lại, hoặc mắt có vấn đề khác, hoặc người đo khúc xạ không đủ chuyên môn.

Kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của các cơ sở kinh doanh kính thuốc vẫn không thể bù đắp được sự thiếu hụt về kiến thức chuyên môn, nhất là những kiến thức cơ bản về khúc xạ và sinh lý mắt.

Thị giác tốt, thoải mái, không gây những khó chịu là một trong những yêu cầu hàng đầu trong cuộc sống. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đó là một điều rất đáng tiếc cho mọi người; nhất là khi ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tỷ lệ trẻ em bị tật khúc xạ rất cao so với những nơi khác, nếu không được chữa đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến học tập, sinh hoạt và phát triển của các em.

II. Kỹ thuật trong ngành kính mắt:

Kỹ thuật của ngành kính mắt đòi hỏi sự chính xác cao trong điều chỉnh vật lý quang học. Sự chính xác, am hiểu về y học trong đo khám mắt. Sự khéo léo, chuẩn xác về kết cấu trong lắp ráp. Ngày nay, tất cả các khâu đều đã được hỗ trợ của hệ thống máy móc tự động hoá cao, điều khiển bằng phần mềm, lập trình với độ chính xác cao vì vậy đòi hỏi nhân viên kỹ thuật phải nắp bắt được các vận hành, điều chỉnh máy móc. Tuy nhiên do đặc thù của khách hàng tại VN là có nhu cầu khác nhau về chất lượng sản phẩm nên nhân viên kỹ thuật cũng phải nắm bắt được một số khâu phải làm thủ công theo yêu cầu của khách hàng đòi hỏi.

CÁC LOẠI MẮT KÍNH KHÁC.

1; Mắt kính chiết xuất 1.56 Chống xước-chống UV400

2; Mắt kính 1.56 Phủ cứng, có thể hấp màu

3; Mắt kính 1.56 Phản quang- điện tích

4; Mắt kính 1.56 Đa tròng, Phản quang- điện tích

5; Mắt kính 1.56 Đổi màu, Phản quang- điện tích UV 400

6; Mắt kính 1.56 Phủ Seecoat Blue UV400

7; Mắt kính 1.61 Phủ Phản quang, UV400

8; Mắt kính cận 1.61 Secoat Blue - Super Hydrophobic

9; Mắt kính 1.67 Phủ SuperHydrophobic, UV400

10; Mắt kính 1.74 Phủ Platinum, UV400

11; Mắt kính Polarized Phân Cực

12; Các loại Mắt kính đặt sản xuất riêng, đơn chiếc

Read 4432 times Last modified on Thứ sáu, 22 Tháng 5 2020 21:47
Rate this item
(0 votes)
Login to post comments