fbpx

Tin tức

mat kinh doi mau mat kinh doi mau mắt kính đổi màu

MẮT KÍNH ĐỔI MÀU (PHOTOCHROMIC), CHUYỂN ĐỔI (TRANSITION) VÀ CÁC LOẠI MẮT KÍNH THÍCH ỨNG ÁNH SÁNG KHÁC.

Mắt kính đổi màu là mắt kính tự động trở thành tối màu khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nhạt dần khi trở vào trong nhà. Trong hầu hết các trường hợp mắt kính đổi màu là trắng tinh hoặc gần như trắng tinh khi ở trong nhà và lên tối màu đến mức độ nào đó (Theo nhà sản xuất) khi ở ngoài trời.

Bởi vì hầu hết mắt kính đổi màu được bán ở Mỹ được sản xuất bởi công ty Transition Optical nên rất nhiều người kể cả những người bán kính đều gọi mắt kính đổi màu là “Transition’’. Ở Việt Nam thì ngược lại, tất cả đều gọi với cái tên “ Mắt kính đổi màu”. Trong khi thực tế, có rất nhiều thương hiệu sản xuất mắt kính đổi màu với các công nghệ khác nhau, với những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, dành cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Các phân tử trộn trong vật liệu làm mắt kính khiến cho mắt kính đổi màu trở nên tối màu khi gặp tia UV của mặt trời. Bởi vì tia UV co thể xuyên qua mây nên mắt kính đổi màu vẫn trở nên tối màu ngay kể cả ngày nắng cũng như ngày râm nhiều mây . Bởi vì kính chắn gió và kính cửa sổ của oto cũng như xe tải đều đã ngăn tia UV nên kính đổi màu không trở nên tối màu khi bạn ở trong xe.

Mắt kính đổi màu có thể ứng dụng với hầu hết các loại chất liệu, kể cả chiết suất cao cũng như các loại thiết kế của mắt kính. Ngay cả với loại mắt kính hai tròng hoặc đa tròng. Một lợi ích thêm nữa của kính đổi màu là chúng chống cả tia UVA và tia UVB có hại của mặt trời.

Bởi vì suốt cuộc đời một con người đều phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với những tia bức xạ có hại là nguyên nhân chính gây ra bệnh đục thủy tinh thể, bệnh thoái hóa điểm vàng về sau. Nên sẽ là một ý tưởng tốt để dùng kính đổi màu cho mắt kính trẻ em cũng như cho người lớn.

Mặc dù mắt kính đổi màu có giá cao hơn so với mắt kính trắng thường nhưng chúng sẽ cùng với bạn đi mọi nơi, mọi thời tiết chỉ với một cặp kính thuốc đổi màu.

Các thương hiệu nổi tiếng về mắt kính đổi màu đang bán tại thị trường Mỹ.

Transition Signature ( Công ty Transition Optical). Mắt kính Transition Signature (Cũng thường gọi là transition cấp độ VII) đại diện cho thế hệ thứ 7 cho mắt kính đổi màu của công ty Transition được giới thiệu vào năm 2014 chúng thích hợp với hầu hết các chất liệu, các chiết suất và các thiết kế. Có 2 loại màu là Brown (Nâu) và Gray ( Xám). Mắt kính trở nên trắng khi ở trong nhà và duy trì màu đậm từ 15 đến 21% khi ở ngoài trời mà không phụ thuộc vào cường độ ánh sáng cũng như các vật cản như kính chắn gió xe hơi.

XPLens Photochromic. Mắt kính 1.56 Đổi màu, Phản quang- điện tích UV 400 XPlens ứng dụng công nghệ chuẩn đổi màu (Photochromic) với tốc độ chuyển màu nhanh hơn, lên đậm màu hơn và về màu trong hơn. Có 2 màu là Brown và Gray và tất cả đều được phủ các lớp AR phản quang chống chói, chống UV400. Với nhu cầu đặc thù của người tiêu dùng, XPLens có thể đáp ứng mọi yêu cầu về màu sắc, chất liệu, chiết xuất,..... với Các loại Mắt kính đặt sản xuất riêng, đơn chiếc

Thậm chí mắt kính XPlens có cả mắt đổi màu phân cực

Phân cực

Life RX (Công ty Vision – Ease- Lens) Mắt kính Life RX được sản xuất trên chất liệu polycarbonate và có 2 màu là Gray (xám) và Brown (Nâu) đổi màu theo cơ chế thay đổi thích ứng ánh sáng. Mắt kính chỉ mất 1 phút để chuyển màu đậm và 1 phút để trở lại trạng thái trắng trong suốt.

PhotoFusion (Công ty Carl Zeiss Vision) Sản xuất tại Đức mắt kính PhotoFusion duy trì màu Gray (Xám) một cách tự nhiên mà không phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng bên ngoài. Măt kính lên màu và xuống màu nhanh hơn 20% so với sản phẩm công nghệ photochromic cũng của Carl Zeiss.

ColorMatic (Công ty Rodenstock) Cũng sản xuất tại Đức, mắt kính ColorMatic của Rodenstock có các màu Gray (xám), Brown (Nâu), Green (Xanh lá). ColorMatic cũng có nhưng loại màu đặc biệt, có độ tương phản cao mang thương hiệu ColorMatic IQ với những màu cam, xanh lá cây thậm chí trên đậm dưới nhạt dần.

PhotoViews (Công ty Signet Armorlite) Mắt kính PhotoViews được sản xuất trên các vật liệu nhẹ như plastic hay polycarbonate với 2 màu Gray, Brown dựa trên công nghệ thay đổi thích ứng ánh sáng. Nó cũng được ứng dụng trong loại mắt kính đa tròng thương hiệu Kodak.

SunSensors (Công ty Corning) Mắt kính Sun Sensore của Corning được sản xuất với các chất liệu chiết xuất trung bình và chiết xuất cao với 2 màu là gray và brown dựa trên công nghệ thay đổi thích ứng ánh sáng.

PhotoGray; PhotoBrown (Công ty Corning) Chất liệu thủy tinh có độ chống trầy xước cao hơn nhưng nặng hơn và ít an toàn hơn khi bị vỡ bể, tai nạn..Corning sản xuất mắt thủy tinh đổi màu từ thập niên 1960 và vẫn duy trì cho đến ngày nay với 2 màu là gay và brown.

Thin & Dark (Corning) Mắt kính Thin&Dark của Corning được giới thiệu là mỏng hơn, nhẹ hơn 30% so với các loại tròng kính đổi màu khác bằng thủy tinh cũng của Corning.

Mắt kính râm đổi màu Để khắc phục một số trường hợp của mắt kính đổi màu không đủ độ sẫm màu trong một số trường hợp như cường độ ánh sáng bên ngoài quá lớn như xa lộ, những vùng nóng gần xích đạo.... Transtion Optical giới thiệu 3 loại mắt kính thích ứng ánh sáng được cho là tốt hơn mắt kính đổi màu thông thường. Những mắt kính đổi màu này chủ yếu dùng cho ngoài trời với mức độ lên màu tối đa nhưng không thể về trắng tuyệt đối khi vào trong nhà. Nó thích hợp cho những người lái xe đường dài, trên xa lộ tại Mỹ.

1; Transitions XTRActive (Transitions Optical) Loại mắt kính này có màu đậm hơn loại cấp độ VII, đậm hơn cả khi lên màu cũng như khi xuống màu. Dành cho những người bị kích ứng ánh sáng khi ở trong nhà và những người làm việc sinh hoạt nơi môi trường nắng gắt. Chỉ có màu Gray.

2; Transitions Vantage (Transitions Optical) Loại mắt kính này trong suốt khi ở trong nhà nhưng trở nên tương tự như tròng phân cực khi ở ngoài trời, và không bị quá sẫm màu khi ở trong xe hơi. Tuy nhiên loại trong này chỉ có màu Gray.

3; Transitions Drivewear (Công ty Transitions Optical and Công ty Younger Optics) Đây là kính phân cực được thiết kế đặc biệt tối ưu hóa trong điều kiện ánh sáng ban ngày cho những người lái xe cũng như trên mặt biển. tùy vào điều kiện ánh sáng bên ngoài mà loại mắt kính này đổi từ màu xanh lá/vàng sang màu đỏ đậm hay nâu đậm loại mắt kính này không khuyến khích sử dụng trong nhà hoặc ban đêm.

Ứng dụng trong y học của mắt kính đổi màu. Ngoài việc điều chỉnh tự động ánh sáng bên ngoài theo cường độ khác nhau, mắt kính đổi màu đôi khi được úng dụng trong y học để cải thiện thị lực cho các bệnh nhân bị bệnh thoái hóa điểm vàng. Chuyên viên khúc xạ những người đã được đào tạo về các loại mắt kính này sẽ tư vấn cho bạn loại màu phù hợp để cải thiện thị lực trong những trường hợp đặc biệt.

Mắt kính hấp màu -Không đổi màu Lựa chọn mắt kính râm không đổi màu để nâng cao sự thoải mái của thị giác, Với mắt kính hấp màu có thể tạo ra rất nhiều màu sắc khác nhau dành cho các thiết kế gọng kính trông thời trang hơn, cá tính hơn, tối màu hơn. Đó là kính râm cận.

Màu sắc đượp hấp phủ lên mắt kính theo 1 màu duy nhất hoặc phía trên đậm và nhạt dần trở về trắng tinh phía dưới.

Có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người dùng khác nhau.

Màu vàng Mắt kính màu vang tăng thêm sự tương phản, đặc biệt thích hợp khi thời tiết u ám, sương mù...

Xanh lá (Green) Thường được ký hiệu là G-15 màu sắc truyền thống cho kính râm từ xa xưa, dù cho màu nâu và màu xám là những màu rất tốt cho những cặp kính râm thời trang.

Màu đỏ Màu sắc sáng tạo thời trang cho những người thích cá tính.

CÁC LOẠI MẮT KÍNH KHÁC.

1; Mắt kính chiết xuất 1.56 Chống xước-chống UV400

2; Mắt kính 1.56 Phủ cứng, có thể hấp màu

3; Mắt kính 1.56 Phản quang- điện tích

4; Mắt kính 1.56 Đa tròng, Phản quang- điện tích

5; Mắt kính 1.56 Đổi màu, Phản quang- điện tích UV 400

6; Mắt kính 1.56 Phủ Seecoat Blue UV400

7; Mắt kính 1.61 Phủ Phản quang, UV400

8; Mắt kính cận 1.61 Secoat Blue - Super Hydrophobic

9; Mắt kính 1.67 Phủ SuperHydrophobic, UV400

10; Mắt kính 1.74 Phủ Platinum, UV400

11; Mắt kính Polarized Phân Cực

12; Các loại Mắt kính đặt sản xuất riêng, đơn chiếc

Read 779245 times Last modified on Thứ sáu, 29 Tháng 5 2020 11:18
Rate this item
(0 votes)
Login to post comments